Người xưa có câu “Gốc có vững, cây mới bền”. Mọi thứ đều bắt đầu từ gốc rễ, có gốc thì mới có ngọn. Xây nhà cũng vậy, cốt thép là yếu tố góp phần vào sự bền vững của ngôi nhà theo thời gian.
Nội dung chính
Trong xây dựng các công trình từ nhỏ đến lớn, công tác lắp dựng cốt thép đóng vai trò rất quan trọng. Để đảm bảo chất lượng trong quá trình thi công cốt thép, cần thực hiện kiểm tra và giám sát chặt chẽ trong suốt quá trình xây dựng. Dưới đây là quy trình thi công cốt thép và những lưu ý quan trọng để đảm bảo sự vững chắc cho công trình.
Thi công nhà ở cần đảm bảo tiêu chuẩn bê tông cốt thép nào?
Cốt thép là một thành phần quan trọng trong công trình nhà ở và phải tuân thủ các tiêu chuẩn theo TCVN 5574:2018, để đảm bảo an toàn và chất lượng của công trình. Dưới đây là những tiêu chuẩn cần thiết cho cốt thép:
- Nguồn gốc, xuất xứ, chủng loại của thép phải đúng và phù hợp với yêu cầu thiết kế và hợp đồng thi công.
- Thép không bị gỉ sét, không có bụi bẩn, dầu mỡ hoặc bám dính các chất khác trên bề mặt.
- Cốt thép phải đúng mác thép, đường kính và quy cách được xác định trong bản vẽ thiết kế của từng công trình.
Quy trình thi công lắp dựng cốt thép theo tiêu chuẩn bê tông cốt thép
Quá trình lắp dựng cốt thép cần được thực hiện một cách hiệu quả để tối ưu hóa tiến độ thi công, tiết kiệm chi phí và đảm bảo chất lượng của sản phẩm cuối cùng.
Thi công lắp dựng cốt thép của Xây Dựng Quốc Bảo bao gồm 5 bước cụ thể như sau: gia công cốt thép, thi công lắp dựng cốt thép, kê thép tạo lớp bê tông bảo vệ cốt thép, bơm nước rửa cốt thép và cuối cùng là đổ bê tông.
Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết từng bước dưới đây:
Gia công cốt thép
Để đảm bảo rằng gia công cốt thép được thực hiện đúng theo thiết kế và quy định, trước hết, cần phải đọc kỹ bản vẽ chi tiết về quy cách cốt thép của cấu kiện tại mặt bằng và mặt cắt kết cấu.
Sau đó, triển khai các chi tiết về gia công cốt thép. Cốt thép phải tuân thủ vị trí nối thép và cần được giám sát trong quá trình thi công.
Thi công lắp dựng cốt thép
Trong quá trình thi công lắp dựng cốt thép, các công việc phải được thực hiện đúng vị trí và đúng tiến độ. Dưới đây là một số yêu cầu cụ thể:
1. Đảm bảo cấu kiện đạt đúng kích thước theo thiết kế, bao gồm chiều cao và chiều rộng.
2. Xác định độ dài và vị trí đoạn nối cốt thép của từng cấu kiện theo đúng quy chuẩn quy định, khoảng cách cốt thép, đai và các yếu tố khác đúng theo bản vẽ thiết kế.
3. Xác định đúng tim trục cho móng, cột , dầm, sàn, cầu thang theo hệ thống định vị cốp pha dầm sàn đã được gia công và lắp đặt trước đó.
4. Đối với cột và vách, từ lưới trục đã triển khai trên sàn, chỉnh sửa thép chờ để đảm bảo lớp bảo vệ trước khi tiến hành lắp dựng thép.
5. Đảm bảo lớp bảo vệ đúng với quy định của thiết kế cho từng cấu kiện.
6. Kiểm tra và cố định khung thép chính để đảm bảo ổn định và đúng hình dạng của cấu kiện.
7. Các thanh thép chính và thép đai phải thẳng và đều, và cách nhau đúng khoảng cách theo bản vẽ thiết kế. Có thể sử dụng thước hoặc thanh cữ để đo và đánh dấu trên thép chủ, sau đó công nhân buộc đai. Thép đai cần được sắp xếp với điểm móc chéo trả xen kẽ nhau.
Các yêu cầu trên giúp quá trình thi công lắp dựng cốt thép được đảm bảo thực hiện chính xác, đạt chất lượng.
Thi công nối thép
Trong quá trình thi công nối thép, có những yêu cầu cụ thể như sau:
1. Đối với dầm, sàn:
- Vị trí nối thép không nên nằm trong vùng nguy hiểm (vùng chịu lực kéo lớn), cụ thể, lớp thép trên của dầm phải được nối tại vị trí >= ¼l nhịp, còn lớp dưới nên được nối tại gối hoặc cột .
- Chiều dài đoạn nối thép dầm phải tuân thủ theo tiêu chuẩn thiết kế, cụ thể, vùng chịu kéo lấy chiều dài đoạn nối là 40D, còn vùng chịu nén lấy 30D. Cần hạn chế việc nối trong vùng chịu lực.
2. Thép cột:
- Thép cột phải được nối so le
- Thép cột cần uốn cổ chai toàn bộ để đảm bảo tính chắc chắn và độ bền của kết cấu.
Kê thép tạo lớp bê tông bảo vệ cốt thép:
Trong quá trình kê thép để tạo lớp bê tông bảo vệ, có những yêu cầu cụ thể như sau:
1. Con kê bê tông:
- Con kê phải đảm bảo chất lượng và đủ mác.
- Con kê phải được đặt đúng vị trí và đủ số lượng để đảm bảo khung thép ổn định.
2. Lớp bê tông bảo vệ:
Độ dày của lớp bê tông bảo vệ phụ thuộc vào loại cấu kiện:
- Móng: độ dày lớp bê tông bảo vệ cốt thép là 5cm
- Dầm, cột: độ dày lớp bê tông bảo vệ cốt thép là 2,5cm
- Sàn: sàn dày >10cm thì lấy 1,5cm, sàn <10cm thì lấy 1cm
3. Kê dầm và lớp sàn trên:
- Khi kê dầm, cần kê ít nhất 2 cục kê tại một vị trí để đảm bảo ổn định của khung thép. Khoảng cách các con kê sàn lớp dưới phải đảm bảo đúng tiêu chuẩn để lớp thép được nâng hở đều.
- Đối với lớp sàn trên, có thể sử dụng chân chó hoặc con kê để đạt đủ chiều cao Hs và lớp bê tông bảo vệ.
Công tác đổ bê tông
Trước khi tiến hành đổ bê tông, cần kiểm tra lại sự chắc chắn của cốp pha, cây chống, hình dạng cốt thép,… Trong quá trình thực hiện, cần theo dõi và điều chỉnh các vị trí bị cong vênh.
Sau khi hoàn thành, bảo dưỡng sàn bê tông cốt thép là điều cần thiết để đảm bảo độ bền và an toàn của công trình.
Thi công lắp dựng cốt thép đòi hỏi sự am hiểu vững chắc về kỹ thuật xây dựng, kinh nghiệm và sự chuyên nghiệp của nhà thầu xây dựng và công nhân để đảm bảo chất lượng cho mỗi dự án xây dựng.
Nếu bạn cần tư vấn và giải đáp thắc mắc trong xây dựng nhà ở thì hãy liên hệ với Xây Dựng Quốc Bảo qua Facebook hoặc gọi đến HOTLINE 0942 788 889. Chúng tôi sẽ cùng quý vị tạo ra phương án tốt nhất cho công trình cả về thẩm mỹ lẫn công năng.